Thay đổi tên công ty là hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ thủ tục, quy trình hay các hồ sơ cần chuẩn bị để nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong bài viết này, các luật sư của PROLAF sẽ tư vấn, hướng dẫn mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này.

This is the image description

Tên Công ty là gì?

Tên công ty là tên gọi của một doanh nghiệp được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tên công ty là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, cần chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp. Thông qua tên công ty còn giúp phân biệt các công ty với nhau. Vì vậy, trước khi đăng ký doanh nghiệp cần lựa chọn tên sao cho phù hợp và đúng quy định của pháp luật.

Cách đặt tên công ty như thế nào?

Các nguyên tắc, điều kiện về tên doanh nghiệp được quy định tại Điều 38, 39, 40, 41, 42 của Luật Doanh nghiệp và Chương 3 Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Theo đó, tên công ty không được phép trùng hoặc gây nhầm lẫn với những tên đã đăng ký trên phạm vi toàn quốc. Ngoại trừ trường hợp, tên dự định đặt trùng với tên đơn vị đã giải thể. Bên cạnh đó, tên doanh nghiệp mới vẫn phải đảm bảo có hai yếu tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng doanh nghiệp.

Căn cứ tại Điều 38 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và hướng dẫn tại Điều 18, Điều 19 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về tên công ty như sau:

1. Tên công ty bằng tiếng Việt

– Tên tiếng Việt của công ty gồm có 02 thành tố:

+ Loại hình công ty: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp khi thành lập công ty có thể lựa chọn loại hình phù hợp mà luật quy định.

+ Tên riêng của công ty: Trong đó tên riêng viết bằng chữ cái tiếng Việt theo bảng chữ cái hiện hành và các chữ cái J, Z, F và W. Bên cạnh đó, tên riêng còn có thể có thêm ký hiệu.

  • Tên công ty cần gắn theo thông tin trụ sở chính công ty, địa điểm kinh doanh, chi nhánh hay văn phòng đại diện của công ty.
  • Không được đặt tên công ty vi phạm những điều cấm khi đặt tên:

+ Công ty không được đặt tên gây nhầm lẫn hoặc trùng với tên công ty khác đã đăng ký và ghi nhận trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trừ trường công ty đã có quyết định của Tòa án tuyên phá sản có hiệu lực pháp luật hoặc đã giải thể theo quy định.

+ Sử dụng tên các đơn vị lực lượng vũ trang nhân nhân, các cơ quan nhà nước, tên tổ chức theo quy định tại khoản 2 Điều 39, trừ trường hợp được đơn vị, tổ chức, cơ quan đó chấp thuận.

+ Trong tên có sử dụng ký hiệu, từ ngữ vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, văn hóa lịch sử của dân tộc.

2. Tên công ty bằng tiếng nước ngoài

– Tên công ty bằng tiếng nước ngoài là tên mà của công ty bằng tiếng Việt được dịch sang tiếng nước khác theo hệ chữ La-tinh như tiếng Anh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài có thể giữ nguyên theo tên riêng hoặc dịch với nghĩa tương ứng.

– Tên viết tắt của công ty được viết tắt từ tên công ty bằng tiếng Việt hoặc tên công ty bằng tiếng nước ngoài.

3. Cách đặt tên công ty hay nhất

Thứ nhất: Trước khi đặt tên cho công ty nên tham khảo và tra cứu tên trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý, khi tra cứu tên công ty trên hệ thống chỉ cần nhập tên riêng của công ty, không cần nhập đầy đủ tên hay loại hình doanh nghiệp. Nếu tên có các chữ như: Đông, Tây, Nam, Bắc, Tân, Mới… thì lúc nhập để tra cứu cần bỏ cái chữ này để xác định tên chính xác của công ty.

Thứ hai: Tìm hiểu quy định pháp luật quy định về đặt tên công ty, tránh tên không đúng quy định và bị từ chối.

Thứ ba: Khi đặt tên nên chọn tên ngắn gọn, cô đọng và dễ nhớ. Bởi vì:

+ Tên công ty cần thể hiện chức năng chính của doanh nghiệp, thông qua đó biết được doanh nghiệp muốn kinh doanh ngành nghề gì đồng thời tạo nên ấn tượng với khách hàng, đối tác.

+ Tên quá dài gây khó khăn trong giao dịch, do đó cần đặt tên sao cho ngắn gọn mà vẫn hay.

+ Tên của công ty nên gợi ra được hình ảnh, thương hiệu để nhắc đến tên khách hàng có thể hình dung ra ngay sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc sản xuất, kinh doanh.

Thủ tục thay đổi tên công ty 

Thủ tục thay đổi tên công ty sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Lựa chọn tên công ty mới khi thay đổi tên công ty

Doanh nghiệp sẽ lựa chọn cách đặt tên công ty mới theo hướng dẫn của chúng tôi như trên

Bước 2: Tra cứu tên công ty dự định thay đổi để đánh giá khả năng đăng ký

Việc tra cứu tên công ty sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được việc tên công ty mới muốn đăng ký có trùng hoặc gây nhầm lẫn với công ty nào khác đã đăng ký trước đó hay chưa?

Bước 3: Soạn thảo hồ sơ thay đổi tên công ty theo quy định tại Điều 41 Nghị định 78/2015/NĐ-CP

Sau khi xác định tên công ty mới có thể đăng ký, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo hướng dẫn chi tiết của chúng tôi ở nội dung bên dưới.

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký thay đổi đến Phòng Đăng ký kinh doanh

Hồ sơ thay đổi tên công ty sẽ được nộp tới phòng đăng ký kinh doanh thông qua cổng thông tin trực tuyến về doanh nghiệp để được thẩm định nội dung.

Bước 5: Phòng Đăng ký kinh doanh thẩm định hồ sơ đăng ký thay đổi

Sau khi phòng đăng ký kinh doanh nhận được hồ sơ đăng ký, chuyên viên sẽ thẩm định hồ sơ doanh nghiệp nộp để xem xét cấp giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp

Bước 6: Khắc lại dấu công ty theo tên công ty đã thay đổi

Sau khi nhận được đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tiến hành khắc lại dấu pháp nhân công ty theo tên mới trước khi sử dụng hợp pháp dấu mới.

Hồ sơ thay đổi tên công ty

Hồ sơ thay đổi tên công ty cụ thể bao gồm:

– 01 Thông báo thay đổi tên công ty theo mẫu Phụ lục II-1 Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT. Nội dung thông báo cần cung cấp đầy đủ thông tin về Tên hiện tại, mã số doanh nghiệp, mã số thuế; tên dự kiến thay đổi; người đại diện theo pháp luật ký, ghi rõ họ tên

– 01 Quyết định thay đổi tên công ty của thành viên/hội đồng thành viên/chủ sở hữu/Đại hội đồng cổ đông (tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp)

– 01 Bản sao cuộc họp ghi rõ nội dung thay đổi trong Điều lệ công ty

– 01 bản giấy ủy quyền cho cá nhân/tổ chức tiến hành thủ tục thay đổi tên công ty

Nộp hồ sơ thay đổi tên công ty ở đâu?

Các doanh nghiệp sau khi chuẩn bị xong những hồ sơ, tài liệu cần thiết sẽ tiến hành nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư. Mọi người cần nộp hồ sơ tại đúng nơi doanh nghiệp đã đăng ký thành lập công ty.

Về hình thức nộp hồ sơ thay đổi tên công ty, mọi người có thể chọn online và offline.

  • Đối với hình thức online, doanh nghiệp sẽ phải scan hồ sơ và gửi lên Cổng thông tin quốc gia https://dangkykinhdoanh.gov.vn/. Sau đó theo dõi và nhận thông báo sửa đổi, bổ sung nếu có từ Phòng Đăng ký kinh doanh. Trường hợp nhận được thông báo hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ gửi hồ sơ giấy về địa chỉ Phòng Đăng ký kinh doanh nơi thành lập.
  • Đối với hình thức offline, mọi người sẽ đến trực tiếp bộ phận Một cửa – Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư để nộp hồ sơ. Sau đó, bộ phận chuyên môn sẽ kiểm tra sơ bộ và gửi lại giấy xác minh đã nhận hồ sơ, đồng thời ghi rõ lịch hẹn trả kết quả.

Ngoài hai hình thức kể trên, doanh nghiệp còn có một lựa chọn khác là ủy quyền thực hiện thủ tục thay đổi tên công ty cho một đơn vị, cá nhân chuyên nghiệp như Luật PROLAF.

Những việc cần làm sau khi thay đổi tên công ty?

Sau khi thay đổi tên Công ty trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần tiến hành các việc sau:

– Khắc lại dấu tròn công ty và công bố việc sử dụng mẫu dấu trên cơ sở dữ liệu quốc gia;

– Hủy hóa đơn cũ đang sử dụng (trường hợp vẫn sử dụng hóa đơn in) và đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với thông tin công ty mới;

– Thông báo và đăng ký thay đổi thông tin chủ sở hữu với các tài khoản ngân hàng công ty;

– Thông báo tới các đối tác đã ký kết hợp đồng dịch vụ

– Thông báo và nộp hồ sơ đính chính lại thông tin tên chủ sở hữu trên các giấy tờ có đăng ký thông tin chủ sở hữu.

Xử lý hóa đơn khi thay đổi tên công ty

Công ty sau khi thay đổi tên sẽ dẫn đến thông tin doanh nghiệp trên hóa đơn sẽ có sự thay đổi. Do đó, doanh nghiệp cần tiến hành các bước sau đây.

Bước 1: Trường hợp doanh nghiệp còn sử dụng hóa đơn giấy sẽ tiến hành nộp thông báo hủy hóa đơn giấy tới cơ quan thuế. Trường hợp hóa đơn giấy còn quá nhiều, doanh nghiệp có thể làm công văn đề nghị cơ quan thuế cho phép tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy và khắc dấu thông tin tên công ty mới để đóng đè nên hóa đơn cũ.

Bước 2: Trường hợp doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn điện tử, liên hệ với bên kinh doanh hóa đơn điện tử để tiến hành thủ tục thay đổi thông tin doanh nghiệp trên phần mềm hóa đơn điện tử.

Chi phí thay đổi tên công ty của PROLAF

PROLAF luôn coi trọng yếu tố chất lượng, giá trị dịch vụ. Không chạy theo xu hướng giá rẻ, thay vào đó, chúng tôi lựa chọn hướng phát triển bền vững, đề cao uy tín doanh nghiệp. Nhờ vậy, các doanh nghiệp có thể tin tưởng tuyệt đối khi lựa chọn dịch vụ của chúng tôi. Chi phí thay đổi tên công ty của PROLAF cụ thể như sau:

– Phí thay đổi tên công ty trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 1.200.000 VND

– Phi thay đổi dấu công ty để ghi nhận tên công ty mới và công bố mẫu dấu trên cổng thông tin quốc gia: 500.000 VND

Như vậy, tổng chi phí thay đổi tên và dấu công ty là: 1.700.000 VND

Lưu ý: Chi phí nêu trên đã bao gồm chi phí nhà nước, phí dịch vụ của PROLAF nhưng không bao gồm 10% VAT.

Nguồn: https://luathoangphi.vn/